• date-line 05/03/2022
  • 18 Views

Sang luôn đắn đo không biết làm cách nào để quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả. Qua nhiều lần đặt dấu chấm hỏi khi lương về mà chỉ chưa đến nửa tháng là tiền lại không cánh mà bay. Sau khi tìm hiểu, học hỏi và đọc nhiều sách chia sẻ những bí kíp quản lý tài chính của các chuyên gia. Sang đã đúc rút được rất nhiều mẹo nhỏ và kiến thức hay ho. Do đó, Sang muốn viết bài viết này để chia sẻ cho mọi người cùng biết cách quản lý chi tiêu trở nên đơn giản hơn. 

Bí kíp giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả 

Tiết kiệm trước khi chi tiêu

Mọi người hay có suy nghĩ sai lầm rằng sau khi chi tiêu hết đâu vào đấy còn dư lại bao nhiêu tiền thì hẵng bỏ tiết kiệm hoặc đem đi đầu tư. Nhưng đây không phải là cách tiết kiệm hiệu quả. 

Mẹo nhỏ của Sang là mỗi tháng khi tổng hợp lại thu nhập. Sang sẽ để ra một khoản tiền gửi vào hủ tiết kiệm và không động gì tới chúng cho tới tháng sau. Tuy phương pháp này vô cùng đơn giản nhưng nhờ đó Sang đã tiết kiệm được một khoản kha khá sau khi áp dụng nó sau chỉ vài tháng.

Tiết kiệm trước khi chi tiêu sẽ mang đến cho bạn những hiệu quả bất ngờ

Thay đổi thói quen mua sắm để quản lý chi tiêu hiệu hiệu quả

Trước đây, Sang thường không để ý đến những món đồ mình mua có thật sự cần thiết cho bản thân và cả gia đình hay không. Nhiều lúc, chỉ cần thấy thứ gì đó đẹp mà mình chưa có, hoặc thậm chí chỉ cần thấy ưng mắt là Sang đã mua. Nhưng khi mang về, có rất nhiều thứ Sang không hề cần đến và chẳng mảy may sử dụng chúng được một lần. Sau nhiều lần như vậy, Sang cảm thấy vô cùng lãng phí. Thay vì bỏ tiền vào những thứ không cần thiết mình hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định mua. Vì số tiền ta chi cho những thứ trên đôi khi lại tiết kiệm được một khoản lớn giúp mình đầu tư tiền đẻ ra tiền hay học hỏi những kiến thức mới.

Bạn hãy cân nhắc xem món đồ định mua đó có thể sử dụng lâu dài hay không. Nó có thật sự cần thiết và được sử dụng cho mục đích gì. Hãy ưu tiên những món đồ có giá cao hơn một chút nhưng lợi ích nó mang lại rất lớn và thời gian sử dụng lâu bền hơn những món đồ rẻ tiền nhưng hiệu quả thấp.

Sử dụng các app hoặc phần mềm quản lý chi tiêu cá nhân

Công nghệ phát triển chính là để phục vụ cho con người. Bạn đừng quá xa lạ với những app quản lý chi tiêu cá nhân. Chỉ cần có một chiếc Smartphone là bạn có thể tải ngay về cho mình một phần mềm hỗ trợ quản lý chi tiêu cá nhân vô cùng tiện ích. 

Sang gợi ý cho bạn những ứng dụng mà Sang đã từng sử dụng qua thấy rất hữu ích và dễ sử dụng như sau: sổ thu chi Misa, Home Budget, TNEX. 

Những phần mềm này hỗ trợ bạn ghi chú những chi tiêu hằng ngày, các khoản đầu tư và dòng tiền ra, vào. Chúng sẵn sàng hỗ trợ bạn cảnh báo khi khoản chi vượt quá mức đề ra của bạn. Nó sẽ là cánh tay đắc lực giúp bạn quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả

Hãy để những phần mềm quản lý chi tiêu có cơ hội giúp bạn  

Phân bổ chi tiêu hợp lý 

“Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh”. Vì thế mà mỗi gia đình sẽ có những mức thu nhập và sở thích chi tiêu khác nhau. Sang không thể lấy ý kiến cá nhân để áp đặt lên tất cả mọi người. Do đó, trong phần này Sang sẽ chia sẻ cho các bạn những bí quyết mà Sang đã đọc hay áp dụng và thấy nó thật sự hiệu quả.

  • Phương pháp 50/20/30: Đây là quy tắc được các bà mẹ nói riêng và nhiều gia đình nói chung áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Các bà mẹ đã trở thành “tay hòm chìa khóa thông thái” khi chia thu nhập theo tỷ lệ: 50% cho các khoản chi tiêu thiết yếu, 30% cho các khoản chi thật sự mong muốn hoặc phát sinh thêm và 20% còn lại cho việc tiết kiệm hoặc đầu tư.

Phương pháp 50/20/30 được rất nhiều chị em áp dụng hiệu quả 

  • Phương pháp Kakeibo Nhật Bản: Phương pháp này được cho ra đời vào năm 1904 tại Nhật Bản. Người Nhật rất nổi tiếng trong vấn đề tiết kiệm và chi tiêu hợp lý. Đây cũng chính là bí quyết giúp các gia đình Nhật quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả. 
  • Phương pháp 6 cái lọ: Sang chưa sử dụng phương pháp này nhưng Sang tin chắc rằng các bạn áp dụng sẽ mang đến những lợi ích bất ngờ vì các học viên của Sang đã áp dụng và review rất tích cực cho Sang. Bạn hãy chia thu nhập của mình thành 6 khoản, tương đương với các mục đích khác nhau. Tùy theo mỗi mục đích mà số tiền sẽ lớn hay nhỏ. Chẳng hạn: sinh hoạt thiết yếu (55%), tiết kiệm dài hạn (10%), đầu tư vào tri thức (10%), trao cho người khác (5%) và cuối cùng là các khoản tự do (10%).

Sang tin chắc rằng khi bạn kiên trì áp dụng 1 trong 4 bí kíp trên thì khả năng quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả của bạn sẽ nâng cao rõ rệt. Hãy trở thành một người tiêu dùng thông thái để đầu tư một cách thông minh bạn nhé. Ngoài ra, Sang đang có một Workshop Online hoàn toàn miễn phí chia sẻ về “Personal Branding”. Nếu bạn quan tâm thì hãy nhấn vào link bên dưới để đăng ký tham gia.

Link đăng ký tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *