• date-line 12/07/2022
  • 67 Views

Bạn có biết thuyết trình chính là một nghệ thuật? Một số người cho rằng thuyết trình chỉ đơn giản là đứng lên đọc tài liệu trước đám đông. Nhưng sự thật không phải thế bởi nếu bạn chỉ đơn giản nói và nói, người đối diện sẽ không thể cảm thấy thuyết phục hay thu hút đối với màn thuyết trình của bạn và bạn sẽ không đạt được kết quả như mong muốn. 

Trên thực tế, thuyết trình thành công trước đám đông chưa bao giờ là một điều dễ dàng. Bạn phải làm thế nào để người nghe cảm thấy ấn tượng với ý kiến của bạn cho dù có đồng tình hay không, cảm thấy thu hút và được thuyết phục, thúc đẩy họ đưa ra ý kiến cá nhân: nhận xét bày tỏ quan điểm đồng tình hay không đồng tình. 

Có rất nhiều yếu tố để làm nên một bài thuyết trình thành công và song song với nó cũng có rất nhiều điều cần tránh khi thuyết trình. Bài viết dưới đây của HappyKey sẽ bật mí cho bạn những cách thuyết trình kém thu hút mà bạn cần tránh để có một buổi thuyết trình hiệu quả nhất – một trong những việc làm rất thường xuyên khi bạn phải học tập hay làm việc.

1. Phần mở đầu kém hấp dẫn

Phần mở đầu đóng vai trò rất quan trọng trong thuyết trình. Chỉ cần hai phút đầu sẽ quyết định xem những người nghe có chú ý theo dõi màn thuyết trình của bạn đến tận phút cuối hay không.Cchính vì vậy hãy mở đầu một cách hấp dẫn nhất có thể. Bạn có thể đưa ra một câu chuyện thú vị nào đó, một sự kiện cụ thể và trình bày dưới hình thức slide được thiết kế đẹp mắt hoặc video mang tính thời sự nóng hổi. Bạn nên tránh sự mở đầu lan man hoặc quá nhạt nhòa dễ gây cảm giác nhàm chán.

2. Nói lan man, dài dòng, không có trọng tâm

Cho dù chủ đề thuyết trình là gì thì cũng cần phải xác định rõ ràng trọng tâm bài thuyết trình: bạn đang hướng tới ai? Hướng tới sự việc gì? Các luận điểm, luận cứ chính; các sự kiện chính, ý nghĩa quan trọng nhất của những sự kiện đó, ý kiến cá nhân,…? Tất cả cần được trình bày một cách ngắn gọn và súc tích. Những nội dung quá dài dòng lan man không chỉ gây cảm giác nhàm chán cho người đọc mà còn giảm hiệu quả của bài thuyết trình, khiến cho mạch thuyết trình của bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp và có cảm giác không được biên soạn một cách logic và cẩn thận.

3. Trình bày không có bố cục rõ ràng

Không chỉ có chủ đề trọng tâm rõ ràng mà những bố cục với ý chính ý phụ cũng phải được rành mạch cụ thể. Bạn cần xác định các luận điểm chính sau đó chia ra các nhánh luận cứ phù hợp. Một bài thuyết trình không có hệ thống bố cục rõ ràng sẽ cho thấy bạn không hề cẩn thận và không thực sự có tâm, không dành toàn tâm toàn ý trong quá trình biên soạn bài thuyết trình. Điều đó sẽ rất mất điểm trong đối với người nghe.

4. Không có ví dụ, số liệu chứng minh cụ thể

Ngoài tiêu đề và các luận điểm chính ta hãy đi sâu vào mặt nội dung trong phần này. Sang quan sát thấy một số người chỉ đơn thuần nói đến sự việc đó, nói ý kiến đó mà không có ví dụ hay số liệu chứng minh cụ thể để người đọc hình dung ra rõ ràng điều bạn đang muốn nói là gì. Một bài thuyết trình không còn những ví dụ, số liệu, những bằng chứng chứng minh cụ thể là một bài thuyết trình hời hợt và không rõ ràng, gây cảm giác mơ hồ cho người nghe.

Chính vì vậy hãy luôn luôn nghiên cứu một cách kỹ càng để tìm ra những sự việc, số liệu, ngày tháng, con người,… cụ thể để có thể tạo nên một bản thuyết trình có sức thu hút mạnh mẽ nhất, đạt được hiệu quả thuyết trình cao nhất.

5. Chỉ đọc bản thuyết trình một cách vô hồn

Có một số người chỉ đơn thuần là cầm tập tài liệu đứng trước đám đông và đọc một cách liền mạch không ngắt nghỉ, không có năng lượng, không có điểm nhấn. Đó một điều rất nên tránh trong thuyết trình, bởi người đọc sẽ hoàn toàn cảm thấy không có hứng thú, vô cùng nhàm chán đối với bản thuyết trình của bạn Việc chỉ đọc bài viết chỉ một cách vô hồn sẽ không thể truyền cảm hứng để thuyết phục người nghe, nhất là khi kết hợp với giọng điệu mệt mỏi đều đều, khuôn mặt thiếu sức sống khiến cho người đối diện mất thiện cảm.

6. Không tương tác với người nghe

Đây là một sai lầm phổ biến mà Sang thường thấy trong các bài thuyết trình. Tập trung thuyết trình mà không để ý tới phản ứng người đối diện, không trò chuyện, không đặt câu hỏi tương tác, không trả lời những câu hỏi của khán giả khiến cho người nghe cảm thấy thiếu thoải mái, thiếu sự tôn trọng. Vì thuyết trình là một việc tương tác hai chiều, vậy nên hãy tương tác với khán giả một cách tích cực nhất có thể bạn nhé.

Nếu bạn hay gặp khó khăn trong quá trình luyện thuyết trình và muốn cải thiện, nâng cao năng lực thuyết trình, hãy tham khảo khóa học BÍ QUYẾT TỰ TIN THUYẾT TRÌNH THU HÚT của Happy Key tại đây: https://www.ladi.happykey.vn/tutinthuyettrinhthuhut 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *