• date-line 03/05/2022
  • 47 Views

Khởi nghiệp luôn là xu hướng đáng để nhiều người thử sức. Trên bước đường khởi nghiệp, chúng ta sẽ học được nhiều điều có ích cho cuộc sống như: ý chí kiên cường, nghị lực vượt qua khó khăn, học cách giải quyết các vấn đề và rủi ro nảy sinh, quản lý thời gian, quản lý tài chính,… Tuy nhiên, khởi nghiệp là một quá trình không hề dễ dàng, thậm chí là sẽ phải trải qua rất nhiều chông gai để đi đến thành công. Trên bước đường đó, nếu bạn không có sự chuẩn bị đầy đủ, cẩn thận, bạn sẽ rất dễ thất bại, tiêu tốn một khoảng tiền lớn hay thậm chí là phá sản.

Chính vì vậy trước khi bắt tay vào khởi nghiệp, chúng ta cần trang bị đầy đủ những điều cần thiết để có thể khởi nghiệp tối ưu và hiệu quả nhất. Bằng kinh nghiệm nhiều năm của mình, Sang gợi ý cho bạn những điều cần chuẩn bị sau đây:

  • Xác định xem bản thân giỏi điều gì?

Đây chắc chắn là điều quan trọng nhất. Xác định được thế mạnh của bản thân sẽ giúp bạn tìm ra con đường phù hợp, từ đó xác định lĩnh vực mà mình cần theo đuổi. Nếu đi chỉ theo con đường số đông hay chọn mà bạn không giỏi, rất có thể bạn sẽ thất bại ngay từ đầu.

Bạn giỏi giao tiếp hãy bắt đầu với các ý tưởng liên quan đến giao tiếp, bạn giỏi những con số hãy bắt đầu với những công việc tính toán, hay giỏi kinh doanh thì hãy mở rộng quy mô và ngành hàng kinh doanh ra lớn hơn. Như Sang khi còn là một nhân viên văn phòng, Sang đã xác định rằng mình có thể nói một cách lưu loát và truyền đạt cho người khác để kiến thức trở nên dễ hiểu.

  • Xác định rõ ràng mục tiêu

Mục tiêu bao gồm mục tiêu ngắn hạn )trong khoảng 1-2) năm và mục tiêu dài hạn (10 năm). Đến lúc đó, nguồn lợi của doanh nghiệp là bao nhiêu một tháng? Quy mô của doanh nghiệp đến đâu, gồm bao nhiêu cơ sở? Chỗ đứng của doanh nghiệp là ở đâu trên thị trường?

Trả lời tường tận các câu hỏi đó để xác định mục tiêu chi tiết nhất có thể. Mục tiêu càng cụ thể, bạn càng nhìn rõ ràng mình phải làm những gì để bắt đầu, và quá trình khởi nghiệp càng có cơ hội thành công.

  • Lập kế hoạch cụ thể

Điều không nên nhất khi khởi nghiệp chính là việc cứ lao vào làm mà không có một lộ trình cụ thể đi từ xây dựng, phát triển và bảo vệ, củng cố dài lâu.

Kế hoạch cụ thể – đó chính là bản phác thảo về dự án khởi nghiệp cùng kế hoạch chi tiết bao gồm số thứ tự, thời gian, nguồn lực, đo lường, deadline,… để bản thân biết phải làm những gì để khởi nghiệp. Ngoài ra còn là những việc ưu tiên cần làm trước và những việc ít quan trọng có thể để sau. Bản kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn có lộ trình thực hiện rõ ràng, từ đó không bị lạc lối trong vô vàn công việc cần phải làm.

  • Nghiên cứu lợi thế và khó khăn của doanh nghiệp

Bạn có biết đến mô hình SWOT? Nếu chưa thì Sang có thể nói cho bạn biết, đó là mô hình bao gồm điểm mạnh của doanh nghiệp (S), điểm yếu của doanh nghiệp (W), cơ hội phát triển của doanh nghiệp trên thị trường (O) và những khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải (T). 

Trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ tìm ra cho mình những lối đi đúng đắn, phù hợp để học hỏi chiến lược từ các doanh nghiệp khác, xác định trước những rủi ro, phát huy điểm mạnh cũng như hạn chế điểm yếu của doanh nghiệp.

  • Xác định tệp khách hàng phù hợp

Dĩ nhiên đây là một trong những sự chuẩn bị quan trọng nhất trong quá trình khởi nghiệp của mỗi người. Sản phẩm của bạn là gì, đâu là dịch vụ tốt nhất mà bạn có thể cung cấp? Từ đó, tệp khách hàng nào phù hợp với các sản phẩm đó nhất? Người già, người trẻ, nam, nữ, trẻ em, người trưởng thành, người có nhu cầu học tập kỹ năng, người có vấn đề về sức khỏe,… Sang biết rằng hầu như không có sản phẩm nào là phù hợp với tất cả mọi đối tượng cả, vì con người rất đa dạng. 

Chính vì vậy, việc xác định một nhóm khách hàng phù hợp sẽ giúp bạn đi sâu vào nghiên cứu nhu cầu của riêng đối tượng đó: họ có sở thích gì, có nhu cầu gì, cần gì để cuộc sống tốt hơn… Từ đó tìm ra các chiến lược kinh doanh và marketing phù hợp. Tạo sản phẩm cho một nhóm khách hàng nhỏ và chăm sóc họ chu đáo sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc tạo sản phẩm cho mọi đối tượng, và cuối cùng không thể biết được mong muốn, nhu cầu của tất cả.

  • Huy động nguồn vốn

Một nguồn vốn đầy đủ là điều không thể thiếu cho quá trình khởi nghiệp start-up. Trước hết bạn hãy xem xét bản kế hoạch chi tiết đã lập phía trên để xác định: với mỗi lĩnh vực, bạn sẽ cần bao nhiêu? Qua đó, huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư hoặc người thân, bạn bè. Trình bày ý tưởng với họ sao cho thuyết phục để họ quan tâm đến quá trình khởi nghiệp của mình.

  • Tính trước các rủi ro có thể xảy ra

Bước cuối cùng trong những điều cần chuẩn bị chính là quản trị rủi ro. Chắc chắn trên con đường khởi nghiệp, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và cần xác định trước để giảm thiểu, đồng thời rút ra bài học phù hợp. Một bí quyết Sang bật mí cho các bạn chính là việc hãy xem các rủi ro mà các doanh nghiệp đi trước đã mắc phải, cách họ đối mặt, cách họ giải quyết để học hỏi từ họ, đồng thời lên danh sách những rủi ro thường gặp nhất. 

Các bạn thân mến, cảm ơn bạn đã đồng hành cùng HappyKey đến cuối bài viết. Hy vọng bạn đã bổ sung thêm nhiều kiến thức mới về sự chuẩn bị kỹ càng trước khi khởi nghiệp trong hành trang chinh phục thành công của mình. Nếu muốn tìm hiểu thêm nhiều bài viết hay từ HappyKey, hãy tham khảo ngay link bên dưới! 

TIN TỨC – HAPPYKEY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *